Tranh dân gian Đông Hồ: thầy đồ cóc

540,000

Giá bán linh hoạt theo một số kích thước tranh

Danh mục:

Mô tả

Trong dòng tranh Đông Hồ, tranh thầy đồ cóc dân gian Đông Hồ treo tường là một bức tranh đặc sắc được nhiều người yêu thích, nhưng nó còn có cách hiểu khác nhau về ý nghĩa.  Mời bạn cùng đón xem nhé

I – Đôi nét về tranh thầy đồ cóc dân gian Đông Hồ treo tường ý nghĩa

Cùng tìm hiểu về hình ảnh trong bức tranh thầy đồ cóc dân gian Đông Hồ treo tường ý nghĩa bạn nhé.

+) Đây bức tranh miêu tả thế giới của loài cóc, nhái, ễnh ương vô cùng nhộn nhịp. Là loài sinh vật nhưng lại được các nghệ nhân nhân cách hóa như người. Với dòng chữ “Lão Oa giảng độc” 老 蛙 講v 讀. “Oa” có nghĩa là con ếch, nhưng dân gian thường gọi là cóc. Con cóc, chữ Hán Việt là Thiềm thừ 蟾¸ 蜍.”Lão Oa” là con cóc già, “giảng độc” là giảng dạy, đọc chữ, có người cho giảng độc là độc quyền giảng dạy, không ai dạy thay đựợc. Dân gian xem tranh, đặt tên cho tranh là THẦY ĐỒ CÓC.

+) Có 12 con cóc được dàn trải ra khắp bề mặt bức tranh. Mang đến một khung cảnh lớp học đặc trưng sôi động với nhiều cảnh khác nhau. Màu sắc khác nhau nhưng đều được phân bố hài hòa, nét in sắc sảo.

+) Góc trái bức tranh có cây Tùng, tượng trưng cho sự tiết tháo của người hiền triết của người bậc thầy.

+)  Hình ảnh “Thầy đồ Cóc” có thân hình to lớn hơn các học trò, đang ngồi trên sập gụ với tư thế rất oai nghiêm. Một tay chống lên sập, một tay chỉ vào chồng sách đặt bên. Trước mặt là án thư, có các đồ vật giảng dạy và sinh hoạt của thầy: ống bút, nghiên mực, đĩa đèn dầu, bộ ấm chén, bình điếu thuốc lào với chiếc cần hút cong vút.

+) Ngoài ra còn có hình ảnh các học trò cóc như sau:

  • Bên trái “Thầy Đồ Cóc” là một học trò Cóc. Tay xách ấm nước, khúm núm chuẩn bị phục vụ châm nước cho thầy.
  • Kế bên là một trò Nhái (có chữ trưởng 長, có nghĩa như một lớp trưởng) hai tay cầm một cuộn thanh tre. Trên đó là những câu chữ, dùng như sách vở ngày nay, đang giúp một trò khác học bài.
  • Bên cạnh trò lớp trưởng là một trò Cóc đang ngồi học bài trước mặt là sách bằng những thanh tre kết nối.
  • Bên cạnh án thư tức bên phải Thầy Đồ Cóc. Một trò Cóc đang ôm vở trả bài, khép nép ngước nhìn, chắc là không thuộc bài.
  • Trước mắt Thầy Đồ Cóc là một loạt cảnh: Một trò Cóc to lớn hơn các trò khác (chỉ thua độ lớn của Thầy) đang ngồi chứng kiến cảnh hai trò cóc đánh đòn một trò Cóc khác. Một trò ngồi lên lưng khống chế trò Cóc bị phạt, một trò Cóc khác, một tay nắm chặt mông trò bị phạt, một tay cầm roi giơ lên, chuẩn bị “giáng” xuống.
  • Bên cạnh sập gụ và án thư có hai chú cóc nhỏ, chắc là những chú cóc ham học, đến lớp học, lăng xăng nhảy nhót, mắt dõi theo những học trò Cóc “đàn anh” đang sinh hoạt.

====>>>> Vậy một bức tranh có quá nhiều nhân vật và tưởng trừng như vô cùng lộn xộn ấy có ý nghĩa gì????

Tranh thầy đồ cóc dân gian Đông Hồ bên cạnh ý nghĩa ca ngợi sự học của con trẻ, và sự hiếu nghĩa dành cho bậc cô thầy. Nhưng cũng phần nào châm biếm lối dạy của thầy thời phong kiến, dùng roi vọt để dạy trẻ thơ.

II- Thông tin cơ bản tranh thầy đồ cóc dân gian Đông Hồ treo tường ý nghĩa

♣ Mã tranh: Tranh thầy đồ cóc

♣ Kích thước cơ bản: 46x61cm . Kích thước có thể thay đổi theo yêu cầu.

♣ Chất liệu :

+ ) Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ dán (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn – hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh của những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng, cũng có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp.

+ ) Màu sắc được sử dụng trong tranh Đông Hồ là màu tự nhiên: màu đen lấy từ than gỗ xoan, rơm nếp hay than lá tre được ngâm kĩ trong chum vại vài tháng rồi mới sử dụng được; màu xanh lấy từ gỉ đồng hay lá chàm – lá ở vùng dân tộc thiểu số phía Bắc, họ thường dùng để nhuộm quần áo; màu vàng lấy từ hoa giành giành, hoa hòe – loài hoa về mùa hè người ta vẫn dùng để sắc nước uống thanh nhiệt; màu đỏ lấy từ gỗ vang và sỏi son trên núi Thiên Thai; màu trắng lấy từ điệp. Những chất màu thô này được trộn với nhau và hoà với một lượng bột nếp trước khi in để tạo một lớp hồ, làm cho giấy tranh cứng hơn sau khi phơi khô.

+ )Ván khắc in tranh có hai loại: ván in nét và ván in màu. Ván in nét thường được làm từ gỗ thị hoặc gỗ thừng mực.

+ )Gỗ thị có thớ đa chiều, vừa mềm, dễ khắc. Dụng cụ khắc ván là những mũi đục hay còn gọi là bộ ve, được làm bằng thép cứng. Mỗi bộ ve có khoảng 30-40 chiếc. Ván in nét được làm bằng gỗ mỡ bởi vì khi phết màu nên để in tranh gỗ mỡ có khả năng giữ màu cao hơn nhiều loại gỗ khác

♣ Liên hệ 0916.225.866 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.

♣ Xuất xứ: Siêu thị tranh đẹp AmiA – Công ty TNHH AmiA Việt Nam – nhập từ gốc làng tranh Đông Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh. Bán tại Hà Nội và gửi hàng đi toàn quốc, nước ngoài

===>>> Xem thêm nhiều mẫu hơn tại: tranh dân gian Đông Hồ

[Lưu ý: Sản phẩm được cung cấp bởi đối tác của Nội thất Vinh – Nghệ An. Thông tin và giá bán sản phẩm có thể thay đổi theo thời điểm cụ thế. Quý khách vui lòng bấm vào nút ‘Bấm Xem Giá + Đặt Hàng‘ ở phía trên để tới trang nguồn sản phẩm của nhà cung cấp và đặt mua].